Làm thế nào để xây dựng một Career Portfolio hoàn chỉnh

Làm thế nào để xây dựng một Career Portfolio hoàn chỉnh

Career Portfolio là một bộ sưu tập những tài liệu và tác phẩm để một cá nhân sử dụng thể hiện bản thân đối với người xét tuyển. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào để xây dựng lên một bộ Career Portfolio hoàn chỉnh.

>> Portfolio, những khái niệm cần biết

Career Portfolio là gì?

Một bộ Career Portfolio là một bộ sưu tập những tài liệu và tác phẩm để một cá nhân sử dụng thể hiện bản thân đối với người xét tuyển.

Career Portfolio

Portfolio không phải một bản résumé (lý lịch) – chỉ đơn giản liệt kê kinh nghiệm và thành tích của bạn, cũng không phải là cover letter (thư xin việc) – chỉ viết về những trình độ và kỹ năng phù hợp với một công việc cụ thể. Portfolio là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ làm sáng tỏ những gì bạn nói về bản thân mình trong hai loại tài liệu trên.

Một bộ Portfolio đúng nghĩa sẽ là:

  1. Một công cụ trọn đời giúp bạn khám phá và thể hiện bản thân;
  2. Một bộ sưu tập gồm những tác phẩm tóm tắt, ghi lại và làm nổi bật những điều tốt nhất ở bạn;
  3. “Bằng chứng” cho kĩ năng, khả năng và tiềm năng của bạn.

Nếu được đầu tư hợp lý, Portfolio sẽ rất hữu dụng cho bạn, nó thể hiện được những điểm mạnh cần được phát huy và những yếu kém có thể khắc phục. Bạn có thể sử dụng Portfolio để xin việc hay xin nhập học tại một trường đại học, cao đẳng phù hợp.

Tại sao lại cần Portfolio?

 Tại sao lại cần Portfolio?

Về cơ bản, Portfolio thường được sử dụng bởi các nghệ sỹ, kiến trúc sư hay nhà thiết kế để phục vụ nhu cầu thăng tiến, tuy nhiên, Portfolio được ứng dụng thêm vào nhiều ngành khác như kinh tế, tài chính, báo chí,… Việc các bạn sinh viên sử dụng Portfolio để làm hồ sơ xin học cũng dần trở nên phổ biến, thậm chí có nhiều trường đã yêu cầu sinh viên phải gửi kèm Portfolio khi đăng ký vào một số ngành nhất định.

Năm lý do chính để bạn cần có một bộ Portfolio trong tay:

 Năm lý do chính bạn cần một bộ Portfolio

  1. Giúp bạn được chú ý nhiều hơn:

 Một bộ Portfolio với những dẫn chứng cụ thể và hình ảnh bắt mắt sẽ chỉ tạo hứng thú và kích thích trí tò mò của người người xét tuyển hơn nhiều lần so với một bản CV chỉ có những lời liệt kê.

  2. Cho thấy sự liên kết: 

 Khi bạn đã có được sự chú ý của người tuyển dụng, mỗi phần trong Portfolio của bạn sẽ thể hiện tính liên quan của khả năng của bạn với công việc mà họ đang yêu cầu.
  3. Biến điều vô hình thành hữu hình:

 Các nhà tuyển dụng luôn có mong muốn nhìn thấy những điều trừu tượng được hiện thực hóa trong những cuốn Portfolio. Những cuốn Portfolio sáng tạo sẽ giúp bạn tăng điểm khi đi xin việc hay xin học.
  4. Giúp bạn trở nên đáng tin tưởng hơn:

 Những trang CV hay résumé chỉ đơn giản là “kể” về những việc bạn có thể làm được, nhưng những tập Portfolio lại giúp bạn chứng minh những điều đó trước mặt người xét tuyển. Như vậy, bạn sẽ trở nên đáng tin hơn trong mắt họ.
  5. Giúp bạn tự tin hơn:

Ngay cả khi bạn quên không mang Portfolio đến buổi phỏng vấn, việc xây dựng một tập Portfolio hoàn chỉnh vẫn sẽ giúp bạn tự tin hơn, bởi bạn biết những điều bạn đang khẳng định với người xét tuyển là sự thật và bạn là người xứng đáng với vị trí bạn mong muốn. Tất nhiên, không quên vẫn tốt hơn! 

Cách sử dụng Portfolio

Portfolio có thể được sử dụng bằng nhiều cách trong nhiều thời điểm.

 Sử dụng Portfolio

Phát triển Portfolio

Xây dựng một bộ Portfolio phải trải qua một số bước, các bước này có vẻ như chồng chéo lên nhau, nhưng đều rất cần thiết được thực hiện đầy đủ để có thể phát triển và sử dụng Portfolio đúng cách.

 Phát triển Portfolio đúng cách

Tự đánh giá bản thân trước khi xây dựng một bộ Portfolio

Hãy tự đặt câu hỏi cho mình: Bạn tốt nhất ở điểm gì? trước khi bắt tay xây dựng một bộ Portfolio và sử dụng nó như một công cụ đắc lực trong sự nghiệp học tập, làm việc của mình. Bạn cần hiểu rõ bản thân mình có thể làm gì hay có thể học được những gì.

 Tự đánh giá bản thân trước khi xây dựng một bộ Portfolio

“Kỹ năng” là một khả năng làm gì đó mà bạn có được thông qua việc học tập. Đừng coi nhẹ bất cứ kỹ năng nào bạn có. Hoạt động tự đánh giá bản thân sẽ giúp bạn xác định được những mẫu sản phẩm nào mà bạn nên đưa vào Portfolio để người xét tuyển thấy được bức tranh toàn cảnh về các kỹ năng của bạn. Đầu tiên, hãy phân biệt giữa tiêu đề (tên công việc đang hướng đến), nhiệm vụ (những công việc cụ thể mà nghề nghiệp đó yêu cầu), kỹ năng (các kỹ năng hoặc khả năng có thể phát triển theo thời gian phù hợp với nghề nghiệp, trường học, tổ chức đang hướng đến).

Hiểu được các kỹ năng của bản thân sẽ giúp bạn tìm được mục tiêu phù hợp với mình. Ví dụ, một bạn sinh viên muốn theo học tại một trường thiết kế (tiêu đề), cần làm các nhiệm vụ cụ thể (thiết kế bìa báo, logo, banner, poster,…) Để có thể làm tốt những nhiệm vụ ấy, người sinh viên đó phải có được các kỹ năng vẽ, sử dụng màu sắc, máy tính, phần mềm đồ họa,… Các kỹ năng này có thể sử dụng vào các công việc khác như thiết kế thời trang, hoạt hình, truyện tranh,…

Bạn có thể thể hiện những kỹ năng của mình thông qua những thành tựu đạt được trước đó. Một số kỹ năng cụ thể: 

 + Kỹ năng quản lý: xây dựng catalogue, sắp xếp, mua bán, máy tính, điều tra,…

+ Kỹ năng tài chính: quản lý, dự đoán, cân bằng tài chính, lên kế hoạch, phân tích, tính toán,…

+ Kỹ năng giao tiếp: viết, đọc, dịch thuật, tranh luận, biên tập, diễn thuyết, đàm phán, thuyết phục,…

+ Kỹ năng lãnh đạo: quản lý, phân tích, hướng dẫn, tổ chức, tuyển dụng, phê bình, phân tích rủi ro, giải quyết vấn đề,…

+ Kỹ năng nghiên cứu: đánh giá, thu thập, kiểm tra, điều tra, mô hình hóa,…

+ Kỹ năng dịch vụ: chuẩn bị, thu thập, mua bán, thanh toán, sắp xếp, giải đáp thắc mắc,…

+ Kỹ năng giảng dạy: khuyên bảo, giám sát, khuyến khích, giải thích, chỉ dẫn, lên kế hoạch,…

+ Kỹ năng khác: sửa chữa, sắp xếp, lắm đặt, xây dựng, vẽ, thiết kế,…

Thành tựu cá nhân

Những thành tựu của bạn có thể là kinh nghiệm nào mà bạn đã làm tốt trong quá khứ. (Bạn có thể hỏi một số người biết rõ về quá trình học tập và làm việc của bạn đề tìm ra những thành tựu phù hợp). Sau đó, liệt kê các thành tựu thông qua nhiều lĩnh vực – giáo dục, công việc bán thời gian, công việc tình nguyện,…

Sau khi liệt kê, các bạn hãy dành hẳn một trang riêng để miêu tả kỹ hơn những thành tựu đó của mình, có thể theo những gợi ý dưới đây:

  • Công việc bạn đã làm?
  • Bạn đã hoàn thành tốt công việc đó như thế nào?
  • Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Thành công đó liên quan gì đến cuộc sống của bạn?
  • Chú ý những kỹ năng cụ thể giúp bạn đạt được thành công đó.
  • Nếu bạn nghĩ đến những kỹ năng phụ trợ liên quan, đừng ngần ngại viết thêm vào.
  • Bạn có thể tự khám phá thêm về bản thân mình thông qua việc trò chuyện cùng với một ai đó. Có thể khi quá tập trung vào một kỹ năng nào đó, những khả năng khác của bạn sẽ bị bỏ qua, vì vậy một người cố vấn là rất cần thiết.

Tác phẩm/Sản phẩm mẫu

Tác phẩm hay các sản phẩm mẫu là yếu tố quan trọng nhất của một bộ Portfolio, giúp chứng minh những thành tựu kể trên của bạn và bộc lộ con người bạn cho người xét tuyển.

Các sản phẩm này rất đa dạng: bài viết, tranh, ảnh, tài liệu, bài thuyết trình điện tử, trang web; nhiều Portfolio còn bao gồm cả phim ảnh và âm thanh.

Bộ sản phẩm dành cho Portfolio có thể là những tác phẩm của bạn (ví dụ: tranh, ảnh, bài viết, v.v) hoặc những thứ chứng minh cho thành công của bạn (ví dụ: bằng khen, giải thưởng, nhận xét, phản ánh, v.v). Hãy lựa chọn thông minh để tìm ra đợc những sản phẩm có thể bộc lộ rõ nhất con người bạn cho người khác.

Dưới đây là một số gợi ý về các sản phẩm có thể đưa vào Portfolio của bạn:

Thông tin cá nhân: các loại bằng (về kinh doanh, công nghệ…), chứng chỉ (tình nguyện, hoạt động xã hội,..), kỹ năng ngôn ngữ, sơ yếu lý lịch, mục tiêu sự nghiệp,…

Kinh nghiệm học tập: trường đã học (tên, địa chỉ, giáo viên tiêu biểu, ảnh); mô tả khóa học, đánh giá, kết quả kiểm tra, lời khen, bảng điểm, học bạ; các bài luận ở trường; dự án thực tập; các giải thưởng giành được; bằng cấp, chứng chỉ; những hội nghị, nghiên cứu đã tham gia (ảnh, thông tin),…

Hoạt động khác: các tổ chức đã tham gia (ảnh, thông tin); vai trò năm giữ trong tổ chức; các hoạt động tình nguyện, cộng đồng; sản phẩm của các sở thích (vẽ, chụp ảnh, viết văn,…); hoạt động thể thao (ảnh, lịch tập, tin tức,…); du lịch (ảnh, thông tin),…

Phản ánh cá nhân:  các kế hoạch của bản thân; kết quả tự đánh giá; triết lý cá nhân về công việc,…

Kinh nghiệm liên quan đến vị trí mong muốn: các tài liệu, bản ghi về thành tựu của bản thân, các bản đánh giá của người giám sát; ảnh, thông tin về tổ chức bạn đã từng hoạt động; các sản phẩm sáng tạo của bạn trong quá trình làm việc;…

Diễn giải các sản phẩm trong Portfolio

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng Portfolio, biến một tập tài liệu vô nghĩa thành một bộ hồ sơ hấp dẫn phản ánh năng lực của bạn.

Diễn giải các sản phẩm của chính mình giúp bạn:

 + Khám phá ra những điều bạn có thể thể hiện thông qua sản phẩm đó

+ Liên kết những việc bạn đã làm với cuộc sống của bạn

+ Đánh giá sự trưởng thành của bạn

+ Đánh giá khả năng đạt được mục tiêu của bạn

+ Xác định lĩnh vực tiềm năng để bạn phát triển

+ Đánh giá những điều bạn đã làm được

+ Xây dựng cho bạn một mục tiêu học tập thật ý nghĩa

+ Thể hiện được cuộc sống của bạn

Một số bí quyết để bạn diễn giải sản phẩm của mình tốt hơn:

+ Tập trung

+ Viết nháp mọi chi tiết và chọn lọc sau

+ Trò chuyện với người khác (hãy lựa chọn ai đó hiểu bạn)

+ Giữ tâm lý thoải mái trước khi diễn giải

+ Giải thích rõ ràng, đừng vội vàng đi đến kết luận

Đây không phải đơn giản chỉ là việc liệt kê những việc bạn đã làm, mà là một quy trình khám phá bản thân để lựa chọn điều phù hợp nhất. Bạn có thể sẽ bất ngờ về chính mình đấy.

Bạn có thể tư duy và trình bày theo mô hình S.T.A.R. Mô hình đi kèm các câu hỏi có thể làm sáng tỏ nội dung của mỗi sản phẩm, và đó cũng có thể là các câu hỏi bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn.

Mô hình S.T.A.R (Situation – Task – Action/Attitude – Results)

 Mô hình S.T.A.R (Situation – Task – Action/Attitude – Results)

Mô hình S.T.A.R (Situation – Task – Action/Attitude – Results)

Thêm chú thích

Chú thích sẽ giúp người xem dễ dàng hiểu được những điều bạn muốn thể hiện hơn.

Trong quá trình thu thập và lưu trữ các sản phẩm, bạn nên ghi càng chi tiết càng tốt, nhưng khi đưa vào Portfolio, bạn chỉ cần chọn lựa những điểm quan trọng nhất. Cụ thể như sau:

Bối cảnh:

  • Các thông tin cơ bản: mục tiêu, mục đích, mốc thời gian, thành tựu
  • Thể loại: bài tập thực hành, dự án hỗ trợ giảng viên, dự án thực tập,…
  • Địa điểm, thời gian, cho ai: nêu các tổ chức, các nhân, sự kiện,…
  • Vai trò: vị trí, trách nhiệm, đóng góp chính, thay đổi về vai trò trong quá trình thực hiện,…
  • Cộng tác: làm các nhân hay làm theo nhóm
  • Phạm vi: thời gian hoàn thành, quy mô dự án
  • Cập nhật sản phẩm: sửa chữa, phát triển, khởi xướng dự án mới,…

Chi tiết:

  • Các nguồn: tài chính, cơ sở vật chất, lịch trình
  • Khó khăn: thời gian hạn hẹp, phụ thuộc, tài chính, thay đổi đột ngột
  • Quy trình: quá trình thực hiện, thay đổi, phát triển
  • Các kỹ năng cần có: kỹ năng xử lý tình huống, tư duy đánh giá, giao tiếp, làm việc nhóm, lên kế hoạch và tổ chức, nghiên cứu, sử dụng công nghệ,…

Kết quả:

  • Tình trạng: hoàn thành, dang dở, hoãn vô thời hạn
  • Thái độ tiếp nhận: tốt hay xấu, được chấp nhận, sử dụng không

Đánh giá: 

  • Bạn học được gì khi hoàn thành sản phẩm này?
  • Bạn thu được hay phát triển được kỹ năng gì?
  • Bạn muốn phát triển sản phẩm này ra sao?
  • Nếu cho bạn làm lại, bạn sẽ thay đổi điều gì?

Lựa chọn sản phẩm/tác phẩm phù hợp nhất

Bạn không thể biết tác phẩm nào là tốt nhất, nhưng bạn có thể lựa chọn ra những tác phẩm phù hợp nhất với mục tiêu mà bạn hướng đến.

Để làm được điều này, bạn hãy thử trả lời những câu hỏi:

  • Bạn sẽ sử dụng cuốn Portfolio này thế nào?
  • Ai sẽ là người đọc và đánh giá?
  • Họ tìm kiếm gì ở cuốn Portfolio của bạn?
  • Bạn muốn thể hiện những điều gì?

Trong các trường hợp khác nhau, bạn sẽ lựa chọn những sản phẩm khác nhau để đưa vào Portfolio, hoặc ngược lại, cùng một sản phẩm, bạn có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ như: cùng một bức ảnh bạn và đồng đội, bạn có thể thể hiện nói về khả năng lãnh đạo của bạn, nhưng cũng có thể về tinh thần đồng đội.

Trình bày Portfolio

Đến bước này, mọi chuyện trở nên đơn giản: sắp xếp những gì bạn đã chọn ở bước trên theo một định dạng hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Tập hồ sơ: kích cỡ thông dụng, gáy kim loại.

Tập hồ sơ để trình bày tác phẩm Portfolio

Mục: Bộ tài liệu của bạn cần được sắp xếp để dễ tìm kiếm (ngay cả trong lúc bạn đang gặp áp lực!). Lời khuyên của chúng mình là bạn nên chia thành từ mục, theo từng tiêu đề. Nếu một sản phẩm nằm trong nhiều mục một lúc, bạn có thể photo.

+ Một số mục tiêu biểu:

  • Đặc điểm cá nhân
  • Kinh nghiệmThành tựu
  • Kỹ năng
  • Học vấn
  • Khả năng lãnh đạo
  • Lý lịch
  • Kỹ năng công nghệ
  • Thư giới thiệu
  • Kiến thức
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Sản phẩm sáng tạo

Tài liệu: Bạn không nên sử dụng bản gốc trong Portfolio của mình, bởi người xét tuyển có thể yêu cầu giữ lại hồ sơ. Thay vào đó, bạn hãy photo toàn bộ các giấy tờ và giữ lại hồ sơ gốc.

Khi photo, các bạn nên chú ý điều chỉnh cho các tài liệu về cùng kích cỡ để hồ sơ của bạn thêm gọn gàng. Bạn cũng có thể “ghép” càng tài liệu liên quan với nhau. Ví dụ: bạn có thể ghép các lời khen mà giáo viên dành cho bạn trên cùng một trang giấy. Một điều cần lưu ý là bạn nên sử dụng tài liệu màu thay cho tài liệu đen trắng, với chất lượng in cao nhất, gần giống với bản gốc nhất.

Hãy nhớ rằng bạn đã kiểm tra cẩn thận để chắc chắn không còn những chi tiết mà bạn không muốn chia sẻ trong Portfolio của mình. Và nếu bạn sử dụng tại liệu/tài nguyên của một người khác, bạn phải được sự cho phép của người đó.

Khi sử dụng tập hồ sơ, bạn không nên đục lỗ trực tiếp lên tài liệu, mà hãy sử dụng các tấm sơ mi lót bằng nilon đã đục lỗ sẵn trên gáy để có thể dễ dàng trình bày cũng như tháo ra khi người xét tuyển yêu cầu. Cách này cũng có thể giữ cho Portfolio của bạn trông sạch đẹp hơn.

Một số lưu ý khác:

+ Hãy nhờ ai đó có chuyên môn kiểm tra

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước, để đảm bảo cho một cuốn Portfolio hoàn chỉnh, bạn nên đưa cho một ai đó có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành mục tiêu của bạn để xin ý kiến.

+ Đừng quá ôm đồm

Cảm giác “thiêu thiếu” là một điều rất bình thường với bất cứ ai xây dựng một bộ Portfolio hoàn chỉnh. Có thể đó là một tài liệu bạn chưa kịp lấy, một kỹ năng chưa kịp hoàn thiện. Dù bạn có gắng thế nào đi chăng nữa, vẫn sẽ có một hay hai thứ bạn muốn đưa thêm vào nhưng lại không có khả năng. Nhưng, sự thật là, cách tốt nhất để sử dụng Portfolio không phải là khoe ra mọi thứ, mà là chọn thứ thích hợp nhất cho hoàn cảnh đó. Với một tài liệu, có thể bạn thấy rất cần, nhưng người xét tuyển lại chưa chắc thấy như vậy. Thế nên cứ cố gắng hết sức và tự tin vào suy nghĩ của mình!

+ Hãy để cuốn porfolio tăng thêm độ tự tin cho bạn

Trong quá trình xây dựng Portfolio, chắc chắn bạn đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về mục tiêu bạn đang hướng đến và những kỹ năng cần thiết. Hãy tập trung vào những thế mạnh của bạn trong buổi phỏng vấn, và thật tự tin, bởi bạn đã có trong tay những bằng chứng xác thực nhất: một cuốn Portfolio.

Sử dụng Portfolio để đăng ký học tại các trường Cao đẳng, Đại học

Muốn cuốn Portfolio trình bày thật rõ ràng và cụ thể mục tiêu sẽ giúp bạn tăng lợi thế trong cuộc cạnh tranh đăng ký vào các trường Cao đẳng, Đại học. Portfolio sẽ hiện thực hóa những điều bạn đã viết và gửi cho hội đồng xét duyệt trong hồ sơ đăng ký. Ngay cả việc bạn đã nỗ lực thế nào để có được một bộ Portfolio hoàn chỉnh đã tạo ấn tượng tốt cho người tuyển dụng rằng bạn là người có ý chí, tư duy tổ chức tốt, nói được làm được – tất nhiên là với một Portfolio chuẩn xác, không quá phóng đại hay hạ thấp sự thật. Sau đây là một vài điều bạn cần lưu tâm:

+ Tìm hiểu thật kỹ về những kỹ năng mà trường bạn hướng đến ưa thích hoặc định hướng phát triển.

 Nếu có thể, hãy trò chuyện với những người đã từng hợp tác với trường đó để tìm ra những kỹ năng được xem trọng nhất khi tham gia đăng ký vào trường, hoặc những kỹ năng vốn được xem là thế mạnh phát triển của trường từ lâu. Ngoài việc thảo luận với người trực tiếp hướng dẫn bạn làm hồ sơ, bạn có thể tìm kiếm những thông tin giá trị từ các cựu sinh viên, các giảng viên, hoặc các sinh viên đang theo học tại trường. Công việc này phải được thực hiện từ trước khi bạn đăng ký, để xác định xem trường đó có thực sự phù hợp với bạn hay không.

+ Sử dụng Portfolio để tạo nên sự khác biệt.

 Để đạt được thành công, cuốn Portfolio phải bộc lộ được những điều khác biệt ở bạn. Bạn sẽ muốn được người xét tuyển nhớ đến ngay cả khi buổi phỏng vấn đã kết thúc, và bạn có thể làm được điều đó thông qua một cuốn Portfolio thể hiện rằng bạn sẽ là một người có thể đóng góp được cho trường.

+ Cố gắng “truyền thông điệp” khi đang thuyết trình Portfolio.

Mục tiêu của bạn là muốn người xét tuyển ghi nhớ được những điểm tốt của bạn trong chỉ vài câu nói, vậy nên hãy cố gắng đưa ra thật nhiều sản phẩm cho những điểm tốt đó trong cuốn Portfolio.

Duy trì Portfolio

Một cuốn Portfolio chỉ có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi được duy trì liên tục. Bạn cần có trách nhiệm với bản thân, với năng lực của chính mình, tuy nhiên, có những khi bạn quá bận bịu với công việc, trường lớp, hoạt động xã hội, bạn có thể sẽ quên mất trách nhiệm đó.

Vậy nên, bạn cần cố gắng hết sức để duy trì Portfolio của mình, với một số bí quyết sau:

  1. Hãy chắc chắn rằng các sản phẩm và tài liệu luôn được cập nhật.
  2. Luôn giữ Portfolio gọn gàng, rõ ràng bằng cách bỏ đi những sản phẩm quá cũ, thay thế bằng sản phẩm mới.
  3. Cẩn thận chú thích cho từng tác phẩm.
  4. Thường xuyên sao lưu lại tệp Portfolio trên máy tính.

Công Ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Và Đào Tạo
Nhật Anh - AVI


VĂN PHÒNG: HÀ NỘI
Tầng 1, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

VĂN PHÒNG: HỒ CHÍ MINH
VP 1: Số 63, Đường T6, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG: BẮC NINH
Số 11 Vũ Giới, P. Suối Hoa, TP. Bắc Ninh


(+84) 772.660.128 | 097.11.99.555
info@nhatanh.vn
https://avi.edu.vn/

Đăng ký nhận thông tin

Chuyên mục: Tin du học Singapore

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *