Đất nước – Con người Đài Loan

Đất nước – Con người Đài Loan

Tổng quan về Đất nước con người Đài Loan

1. Địa lý, Khí hậu:

 Đài Loan

Trong một khoảng thời gian dài, đảo quốc Đài Loan được gọi là “Formosa” tức “hòn đảo xinh đẹp”. Tương truyền đó là cách gọi của những người thủy thủ Bồ Đào Nha khi họ lần đầu tiên cập bến đến hòn đảo này ( thế kỷ 16). Với vẻ đẹp tự nhiên, bờ biển trong xanh, thơ mộng cũng thật xứng đáng với tên gọi đó. Đài Loan hình dáng nhìn như một chiếc lá của cây thuốc lá thu hẹp ở hai đầu. Nằm ở miền đông nam duyên hải Trung Quốc cách bờ biển lục địa Trung Hoa này khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philipine 350 về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc, phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế.. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000 km2. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây.

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.

2. Phân chia hành chính:

Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành chính: gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập trung nhiều khu công nghiệp ở đó. Đài Bắc còn có một ngành điện ảnh phát triển. Đài Trung cũng có khu công nghiệp nhưng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp.Về đơn vị hành chính, phần lãnh thổ Trung Quốc mà chính quyền Đài Loan quản lý được chia thành tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Đài Bắc, và thành phố Cao Hùng. Tỉnh Đài Loan lại được chia thành 18 huyện và 7 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Phúc Kiến được chia thành 2 huyện. Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu. Thành phố Cao Hùng được chia thành 10 khu. Các huyện lại được chia thành thành phố trực thuộc huyện (縣轄市), trấn (鎮) và hương (郷). Hiện thành phố trực thuộc huyện của Đài Loan gồm có 32 đơn vị. Các thành phố trực thuộc huyện được chia thành các lý (里) nhưng đây không hoàn toàn là một đơn vị hành chính thực thụ.

3. Hệ thống chính trị:

Hệ thống chính trị ở Đài Loan dựa trên cơ sở hiến pháp ban hành năm 1947. Văn kiện này quy định một cơ cấu gồm nội các song hành với hệ thống các ban ngành trong chính phủ. Tất cả công dân trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu. Đầu thập niên 1990, Đài Loan chuyển từ nhà nước độc đảng sang thể chế dân chủ.

Những cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng thống; Quốc hội (hội đồng hiến pháp); và năm cơ quan điều hành là Viện Lập pháp (Quốc hội); Viện Hành chánh (Nội các); Viện Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước); Viện Giám sát (đặc trách giám sát Công vụ); và cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và kiểm toán.) Viện Hành chánh tổ chức bao gồm 8 bộ: Bộ nội chánh, bộ ngoại giao, bộ kinh tế, bộ giao thông, bộ giáo dục, bộ tài chánh, bộ quốc phòng, bộ pháp vụ. Thủ tướng và phó thủ tướng đứng đầu nội các. Các thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉ định.

Tất cả các đạo luật của Quốc hội phải được tổng thống ký thành luật. Ngoài ra, tổng thống là người có thẩm quyền chung quyết trong các vấn đề liên quan đến quân đội và an ninh quốc gia.

4. Dân số:
Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến cuối năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 640 người. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất. Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 25,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi tăng lên đến 67,4%, và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên đến 6,8%.Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng núi có diện tích chiếm 1/3 tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1000 mét, nhưng trung bình mỗi một kilômét vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi một kilômét vuông có hơn 4800 người, nhất là ở thành phố Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung, Cơ Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa, Đài Nam, dân số càng đông. Diện tích của 7 thành phố nói trên chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích cả tỉnh, nhưng dân số chiếm 31% tổng dân số Đài Loan.

Tùy theo sự phát triển của kinh tế-xã hội, chính sách dân số của Đài Loan không ngừng được điều chỉnh. Kể từ năm 1965, Đài Loan bắt đầu thực thi chính sách “Kế hoạch hóa gia đình”, chủ yếu bao gồm nội dung hạn chế tuổi tác sinh đẻ của thanh niên nam nữ, và chính sách kêu gọi một đôi vợ chồng chỉ đẻ hai con. Sau đó, tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ đến tuổi sinh đẻ giảm dần, đóng góp nhất định cho việc hòa dịu sự tăng trưởng của dân số. Nhưng việc giảm thiểu dân số dẫn đến vấn đề dân số già hóa và lao động tăng ít. Nên, năm 1990, nhà đương cục Đài Loan sửa đổi “Cương lĩnh chính sách dân số”, nêu ra chính sách một đôi vợ chồng có thể đẻ 3 con. Mấy năm gần đây, nhà đương cục Đài Loan tiến thêm một bước áp dụng chính sách khuyến khích sinh đẻ.

Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia. Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.

5. Kinh tế:
Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển. Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ(NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.

Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, fax, emailcar nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ gọi điện thoại bằng cách mua thẻ điện thoại trong những cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và một số dịch vụ khác.

6. Văn hóa:
– Ngôn ngữ: Ngoài tiếng Trung Quốc phổ thông được sử dụng rộng rãi và được xem là quốc ngữ, chữ viết là chữ Hán.Vài bộ phận nhỏ người Đài Loan còn sử dụng tiếng Mẫn Nam (tiếng Phúc Kiến), tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka.

– Phong tục tập quán: Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể gặp là được dự bữa tiệc đối với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu.

Về cơ bản, có hai nguyên tắc càn quan sát, thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí bạn có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi. Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.

Đài Loan còn được mệnh danh là “Cộng Hoà Ẩm Thực Quốc Tế.” Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn, hài hoà khẩu vị. Sự nhấn mạnh về sự tôn trọng thực khách được thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị, và hình thù của các món. Đó là lý do vì sao đồ ăn Trung Quốc trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách. Tại Đài Loan, kỹ thuật nấu từ các vùng Trung Quốc hội tụ và người Đài không chỉ thông thạo được các kỹ thuật trên mà còn thêm những cái mới lạ cho món ăn của mình. Vì thế hàng năm Đài Loan thu hút nhiều du khách ghé thăm để thưởng thức các món ăn Trung Hoa độc đáo từ bánh bao hấp nhỏ đến thịt viên đun sôi.
Không chỉ tại đây có các món Trung Quốc mà còn là nơi hội tụ của những đặc sản khác trên thế giới. Nếu bạn muốn thử một món nào khác khẩu vị quen thuộc của mình, Đài Loan có tất cả. Bạn chỉ cần xem mình thích món Mỹ, Châu Âu, Ý, Đông Á, hay vùng Mediterranenan. Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhở và ăn trầu.

Phong cách giao tiếp khi làm việc: Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp, người Đài thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp nhặt lẫn nhau. Người Đài Loan thích sử dụng các nghi lễ quốc tế kể cả nghi lễ bắt tay, nói chung bạn khong cần phải lo lắng nhiều về các nghi lễ xã giao của người Đài Loan. Ví dụ nói “làm ơn” và “cám ơn” là cần thiết nhưng không cần phải cúi gập người khi chào như ở Hàn Quốc và Nhât Bản.

Trong công việc, người Đài rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt như:

– Luôn tuân theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành;

– Không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ.

– Không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc.

– Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác.

Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống.

Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…

Những ngày lễ kỷ niệm hàng năm:

– Ngày tết dương lịch 01/01

– Ngày quốc tế phụ nữ 08/03

– Ngày tưởng niệm liệt sỹ 29/03

– Ngày quốc tế lao động 01/05

– Ngày Khổng tử và ngày nhà giáo 28/09

– Ngày Song thập 10/10

– Ngày sinh chủ tịch Tưởng Giới Thạch 31/10

– Ngày sinh Quốc phụ Tôn Trung Sơn 12/11

– Ngày Hiến pháp 25/12

Các ngày lễ khác như

– Lễ hội mùa xuân, tết cổ truyền dân tộc

– Lễ Tảo mộ 05/04 (lễ Thanh minh theo lịch âm)

– Tết Đoan ngọ 05/05 âm lịch (còn gọi là hội thuyền rồng)

– Rằm Trung thu 15/08 âm lịch

– Ngày lễ Quang phục 25/10 chỉ có ở Đài Loan

Tết Âm lịch là tết truyền thống đón năm mới, thường kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng chạp đến ngày 4 tháng giêng âm lịch.

Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Đăng tiết hay tết nhỏ) diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch.

Tết Đoan ngọ: vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, người Đài Loan tổ chức tết Đoan ngọ khắp mọi nơi.

Tết Thất tịch: ngày 7 tháng 7 hàng năm được coi là ngày Tết tình nhân của người Trung Quốc.

Tết Trung thu: diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày sinh của thần mặt Trăng, trăng tròn và sáng nhất năm.

Tết Đông chí: được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng 12 dương lịch hàng năm, đây là ngày đông chí, đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Người dân Đài Loan ăn tết tượng trưng cho sự xum họp gia đình.

Tín ngưỡng: Đạo Phật là tôn giáo phổ thông đông nhất ở Đài Loan, có khoảng 4,9 triệu Phật tử. Đạo Tin lành có khoảng 421.641 người. Đạo Thiên Chúa có khoảng 295.742 người, Đạo Hồi có khoảng 52.000 người.

7. Nền giáo dục:
Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một trong những nền giáo dục chất lượng cao của châu Á. Môi trường học tập ở Đài Loan thân thiện

Chính phủ Đài Loan luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà. Mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Đài Loan và Việt

Theo những số liệu mới nhất, gần 80% HS Đài Loan tiếp tục theo học bậc phổ thông trung học trong đó chiếm một tỷ lệ lớn là các lớp học hướng nghiệp. 40% HS trung học tham gia học tiếp các bậc ĐH, CĐ. Khá nhiều trong số 60% HS còn lại nhận được tấm bằng sau đào tạo hướng nghiệp. Hiện Đài Loan có 121 trường ĐH và CĐ, bao gồm các trường công và hệ thống trường tư. Theo ước tính, chi tiêu GD chiếm tới 6% GNP. Các trường và học viên ở Đài Loan đang kêu gọi các cấp quản lý trích 15% ngân sách hàng năm để giành cho GD tuy nhiên, đòi hỏi này vẫn chưa được đáp ứng.

Đài Loan rất hạn chế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên người dân Đài Loan đã chọn lựa một con đường khôn ngoan để phát triển nền kinh tế là dựa vào việc phát triển nguồn nhân lực. Vào năm 1971, tỷ lệ trẻ em đến trường đã đạt 98,02%. 26 năm sau, tỷ lệ này đạt gần như tuyệt đối: 99,91%. GD phổ cập hiện đang ở mức phổ cập trung học (tương đương lớp 9 của Việt Nam).

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GD Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nền văn hoá Trung Hoa và nền văn hoá bản địa đã hoà quyện lẫn nhau và đạt đến ngưỡng giá trị cao nhất trong GD. Truyền thống đề cao học hành đã được gieo mầm và phát triển đến tận ngày nay.

Chính sách phát triển nhân lực : Ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng giáo, người dân Đài Loan từ lâu đã luôn đề cao vai trò của GD DH như một sự tự hoàn thiện tất yếu của mỗi người. Nó đã được đẩy lên thành biểu tượng xã hội. Càng học cao, càng có điều kiện để có được việc làm tốt. Tuy nhiên, do lực lượng trường tư của Đài Loan còn ít ỏi, nền GD vẫn chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ. Để khắc phục hạn chế này, trong vài thập kỷ trở lại đây, Đài Loan ra sức tạo điều kiện cho GD tư nhân phát triển, tham gia vào phát triển GD của cả nước. Chính sách này đang cho thấy những kết quả rất khả quan. Tỷ lệ đóng góp GNP của khối tư nhân trong GD đào tạo tǎng đều hàng nǎm.

Giáo dục đặc biệt : GD đặc biệt bao gồm các chương trình và việc hỗ trợ đồ dùng, học tập cho các trẻ tài nǎng cũng như cho những nhu cầu đặc biệt dành cho đào tạo, giảng dạy trẻ khuyết tật. Có những trường học đặc biệt dành cho trẻ em bị mù, điếc, thiểu nǎng trí tuệ, sức khoẻ…

Thông thường, những trường học này được hoạt động, tổ chức bởi chính phủ và có chương trình học song song với hệ thống GD thông thường của Đài Loan, bao gồm từ trường mẫu giáo tới trường hướng nghiệp. Trong nǎm 2000, có 5.989 HS được học trong 23 trường như vậy. Thêm vào đó, 2.670 trường học thông thường cũng nhận 4.783 lớp học dành cho 92.492 HS câm điếc. Từ khi Luật GD đặc biệt được ban hành nǎm 1984, những HS thiểu nǎng, tàn tật được cho phép học tập tại nhà. Nǎm 2000, dịch vụ học tập tại gia đã thu hút 1.143 HS đặc biệt.

GD đặc biệt còn được bao hàm cả những lớp học dành cho các tài nǎng đặc biệt. Nǎm 2000, có tổng số 143 trường dành cho các HS “thiên tài” và 408 trường khác dành cho những HS tài nǎng. Phần lớn các em HS này đều học trong những trường bình thường nhưng luôn có sự chú ý đặc biệt đáp ứng nhu cầu của các em. Đối tượng “thiên tài” được chia thành những em có khả nǎng siêu việt trong môn toán hay khoa học. Các HS tài nǎng thì lại khác, họ được chia ra những bộ môn cụ thể như âm nhạc, hội hoạ, nhảy hay thể thao.

Giáo dục mở : Giáo dục mở là một khái niệm phổ biến ở Đài Loan, nghĩa là các khoá học bổ trợ (supplementary). Những trường mở hàng đầu chính là các trường ĐH mở. Trường ĐH mở quốc gia được đi vào hoạt động từ nǎm 1987 trong khi trường ĐH mở Cao Hùng mới tham gia đào tạo từ nǎm 1997. Trong nǎm 2000, hai trường này đào tạo 36.371 SV. Tỷ lệ SV nam/nữ là 1-2.2, trong tất cả các nhóm tuổi, các SV nữ ở độ 35-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại hai trường này, đã có 2.431 SV tốt nghiệp trong nǎm 1999.

GD mở có thể chia thành 3 nhóm: phổ cập, cao cấp và ngắn hạn. Bậc phổ cập được biết đến như là bậc học cơ bản dành cho người lớn, bao gồm từ học sơ cấp tới trung cấp. Nǎm 2000, Đài Loan có 278.731 người theo học tại 972 lớp học mở từ tiểu học tới ĐH.

Đôi nét về du học Đài Loan:

Trong mấy năm trở lại đây đén Đài Loan du học là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh Việt Nam. Nằm ở phía tây Thái Bình Dương, Đài Loan tự hào là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, được xem là một trong những khu vực có mức sống cao nhất ở Châu Á, đa dạng với các nhóm dân tộc, văn hoá, ngôn ngữ, môi trường sống ở Đài Loan an toàn và dân chủ, người dân Đài Loan thân thiện và hiếu khách; học tập và sinh sống tại Đài Loan du học sinh luôn tìm thấy sự dễ dàng và thoải mái. Ngôn ngữ chính là tiếng phổ thông, ngoài ra còn có Minna, thổ ngữ Hakka.Tuy nhiên hầu hết người dân ở đây có thể nói được tiếng Anh cơ bản; chính vì vậy mà học sinh, sinh viên quốc tế không gặp nhiều khó khăn về tiếng nói khi mới tới Đài Loan cho dù vốn tiếng phố thông của họ chưa nhiều. Đài Loan thực sự là môi trường tốt để học tiếng Trung, bên cạnh đó thì bạn cũng có cả cơ hội để học tiếng Anh. Có thể nói Đài Loan dành cho bạn một cơ hội tuyệt vời để cùng một lúc có thể vừa học chuyên ngành vừa thực hành cả hai thứ tiếng: Trung và Anh.

Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một trong những nền giáo dục chất lượng cao của châu Á. Môi trường học tập ở Đài Loan thân thiện, chất lượng tốt, chi phí thấp, nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu… phù hợp với du học sinh Việt Nam. Chính phủ Đài Loan luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà. Mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Đài Loan và Việt Nam. Phía Đài Loan cam kết hỗ trợ du học sinh Việt Nam các khoản học phí, học bổng… Nhiều trường học của Đài Loan luôn chào đón nồng nhiệt các du học sinh trên thế giới. Để khuyến khích các du học sinh nước ngoài đến Đài Loan học tập và nâng cao giao lưu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Đài Loan hiện nay có 3 loại học bổng chính: học bổng đại học, học bổng thạc sĩ, học bổng tiến sĩ. Các suất học bổng được tài trợ từ quỹ của Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Ủy ban Khoa học của Viện Hành pháp.

Ưu thế vượt trội của du học Đài Loan là học phí thấp, khoảng 2.500 USD/năm, chất lượng giáo dục cao. Một số trường đại học của Đài Loan được xếp vào top 100 trường đại học có chất lượng trên thế giới. Hầu hết đội ngũ giảng viên tại các trường đại học ở Đài Loan đều đi tu nghiệp tại Mỹ. Dưới đây là ước tính cho chi phí học tập và sinh hoạt tại Đài Loan.

Hiện nay, một con số không nhỏ – gần 500 du học sinh Việt Nam đang học tập ở Đài Loan. Phương pháp giảng dạy ở Đài Loan chủ yếu tập trung cho việc phát triển từng cá nhân, do đó mỗi lớp học thường có sĩ số tối đa là 10 sinh viên. Mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một lớp học riêng. Một lợi thế khác nữa cho các du học sinh quốc tế tại Đài Loan đó là các trường cao đẳng, đại học ở Đài Loan có nhiều chính sách hợp tác với công ty phía Việt Nam. Thông qua những mối quan hệ hợp tác, sinh viên có thể thực tập hoặc nghiên cứu tại các công ty đó ngay trong thời gian học. Cơ hội làm thêm dành cho các du học sinh nước ngoài tại Đài Loan khá nhiều đặc biệt là những việc phổ thông với mức thu nhập khá cao mà không quá vất vả hay ảnh hưởng đến việc học tập. Ngoài ra, các du học sinh giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian cho các công ty với mức lương cao hơn ước tính mỗi lần đi phiên dịch khoảng 2 tiếng trong nội thành Đài Bắc sẽ được trả thù lao khoảng 800 tệ (gần 400.000 VND). Tuy nhiên các sinh viên quốc tế cũng cần biết, theo quy định của Chính phủ, sinh viên quốc tế muốn làm thêm ở Đài Loan nhất thiết phải hoàn thành xong ít nhất là 2 học kì ở trường hoặc chương trình tiếng kéo dài 1 năm và có giấy phép làm việc còn thời hạn của Ủy ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ lao động cấp.

Các bậc phụ huynh Việt Nam có thể yên tâm về cơ hội việc làm của con em mình sau khi du học Đài Loan về vì hiện nay Đài Loan là nước có vốn đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay tính đến cuối tháng 7, tổng số vốn đăng ký của các dự án do doanh nghiệp Đài Loan làm chủ đầu tư tại Việt Nam đạt trên 7,3 tỉ USD, đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo như Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Đài Loan dự báo thì con số này sẽ còn tăng cao và nhanh hơn nữa trong tương lai.

Để có thể đi du học Đài Loan, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Học tiếng Trung: thời gian ít nhất 3 tháng, Dự bị đại học thời gian 1 năm. Yêu cầu tốt nghiệp THPT, không cần biết trước tiếng. Khai giảng hàng tháng.

+Học đại học: thời gian 3-4 năm hoặc hơn tuỳ theo ngành. Yêu cầu tốt nghiệp THPT, trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Trung cơ bản. Khai giảng tháng 9 hàng năm.

+Học sau đại học: thời gian 1-4 năm, Tiến sĩ từ 2-7 năm. Yêu cầu có bằng đại học ở những chuyên ngành có liên quan, trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Trung cơ bản. Khai giảng tháng 9 hàng năm.

Công Ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Và Đào Tạo
Nhật Anh - AVI


VĂN PHÒNG: HÀ NỘI
Tầng 1, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

VĂN PHÒNG: HỒ CHÍ MINH
VP 1: Số 63, Đường T6, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG: BẮC NINH
Số 11 Vũ Giới, P. Suối Hoa, TP. Bắc Ninh


(+84) 772.660.128 | 097.11.99.555
info@nhatanh.vn
https://avi.edu.vn/

Đăng ký nhận thông tin

Chuyên mục: Other

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *