Những điều cần biết về Visa Anh quốc

Những điều cần biết về Visa Anh quốc

Đối với du học sinh, ngoài việc chuẩn bị hành trang về thành tích học tập và trình độ ngoại ngữ ra, xin visa là bước cuối cùng để hoàn tất ước mơ du học. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chung về visa Anh quốc đặc biệt là những thay đổi của chính phủ nước này trong những năm lần đây.

Visa là gì?

 Visa là gì?

 Visa (thị thực nhập cảnh) chính là giấy chứng nhận được cấp phép trực tiếp từ cơ quan nhập cư của một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cho phép nhập cảnh tại đất nước mình trong một khoảng thời gian quy định 1 lần hay nhiều lần tùy từng trường hợp.

Passport là gì ?

 Passport là gì?

Passport (hộ chiếu) là giấy chứng nhận do chính phủ cấp (ví dụ như Việt Nam) cho công dân nước đó để có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

* Hiện tại có 3 loại passport thông dụng(Passport Việt Nam):

+ Loại phổ thông (Popular Passport) : Là loại hộ chiếu được cấp cho mọi công dân Việt Nam, thường có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Khi nhập cảnh vào một quốc gia khác, bạn cần xuất trình quyển hộ chiếu này. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.

+ Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.

+ Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.

Sự khác nhau giữa Visa và Passport.

Visa và Passport khác nhau như thế nào?

Visa và Passport khác nhau như thế nào?

Nói một cách đơn giản, Passport (hộ chiếu) là loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó visa là loại giấy tờ mà ban lãnh sự (Đại sứ quán) cấp cho công dân nước ngoài được quyền đến nước mình hợp pháp

+ Passport (Hộ chiếu) do chính phủ Việt Nam cấp để xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp.

+ Visa được chính phủ nước ngoài cấp xác nhận thông qua đại sứ quán, cho phép công dân nước ngoài được nhập cảnh vào nước họ với mục đích và thời gian xác định

Passport có trước, visa có sau, passport là nơi để chứa visa. Vậy, nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa.

Các loại thị thực vào Vương quốc Anh

 * Visa thăm thân:

Đi du lịch hoặc thăm bạn bè tại xứ sở xương mù, bao gồm cả bố mẹ đi thăm con đang học tại Anh

* Visa quá cảnh:

Chia làm 2 loại là thông thường và trực tiếp

+ Trong trường hợp hành khách cần chuyển máy bay, làm thủ tục nhập cảnh hay phải dừng hành trình tại Anh dưới 48 tiếng tại sân bay/cảng thì sẽ được cấp visa quá cảnh thông thường, loại visa này chỉ cho quá cảnh tại sân bay / cầu cảng chứ không được vào trong nước Anh

+ Trong trường hợp phải đổi máy bay tại một sân bay duy nhất tại Anh mà không cần qua thủ tục nhập cảnh, sẽ cấp visa quá cảnh trực tiếp

* Visa công tác:

+ Visa đi thăm đặc biệt :Đi với mục đích chữa bệnh, Đi thăm với mục đích kết hôn, Bố mẹ đi thăm con đang học tại Anh.

* Visa đi thăm dài hạn:

Nếu bạn thường xuyên tới Anh, Các bạn có thể xin cấp visa dài hạn gồm: 1 năm, 2 năm, 5 năm và 10 năm. Visa này có thể bị từ chối hoặc được cấp với thời hạn ngắn hơn, tùy hồ sơ và lý do của bạn. Trong cả hai trường hợp: bị từ chối hay rút ngắn thời hạn visa thì lệ phí cũng không được hoàn lại.

* Visa du học :

+ Visa đi học ngắn hạn:

Dành cho người muốn theo học một khoá học ngắn hạn tại Anh. Visa này không cho phép làm thêm hoặc gia hạn

Visa du học sinh Tier4

* Visa làm việc :

Visa đi làm việc có giấy phép và không giấy phép

* Visa định cư:

+ Định cư theo diện vợ, chồng

+ Định cư theo diện con nuôi

+ Định cư theo diện bảo lãnh của người thân

I/ Giới thiệu Visa du học Anh

Visa du học Anh

 1/ Phân loại

* Tier 4 (General) Student visa:

+ Dành cho ứng viên có độ tuổi từ 16 trở lên đăng ký khoá học kéo dài hơn sáu tháng. Loại Visa này cho phép làm việc bán thời gian trong thời gian nhập học và được gia hạn visa. Thậm chí còn có thể nhập cư vào Anh

 * Tier 4 (Child) Student visa

+ Dành cho ứng viên từ 4 đến 17 tuổi đăng ký các khoá học kéo dài hơn sáu tháng

+ Lưu ý: học sinh có độ tuổi từ 4 đến 15 sẽ phải theo học tại một trường tư thục dưới hình thức du học tự túc.

* Student/ extended visitor visa

+ Dành cho du học sinh đăng ký khoá học kéo dài sáu tháng hoặc ngắn hơn. Loại visa này không cho phép làm thêm hay gia hạn visa.

* Child visitor visa:

+ Dành cho ứng viên từ 4 đến 17 tuổi, đăng ký khoá học dưới 6 tháng như các khoá học hè. 

* Prospective students visa

+ Dành cho ứng viên dự định tham gia khoá học trong 6 tháng tới nhưng chưa lựa chọn được khoá học phù hợp. Visa này cho phép ứng viên đến vương quốc Anh để thăm quan và tìm hiểu thông tin các khoá học. Với thị thực này ứng viên có thể xin Tier 4 (General) Student visa ngay tại Anh để bắt đầu khoá học tiếp theo.

2/ Những thay đổi trong thủ tục xin visa du học

 Những thay đổi trong thủ tục xin visa du học

 + Theo như “Tier 4 VISA: Immigration Rules changes” do Home Office đưa ra vào ngày 14/07/2015 thì những du học sinh theo học chương trình cao đẳng công lập, chương trình further education (học A-levels, HnD, Foundation degree) và người đi theo diện Visa phụ thuộc vào người sở hữu Visa Tier 4 là  những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định nà.

>> Chương trình Foundation

>> Thông tin chi tiết về chương trình A-level

* Có 4 sự tác động đáng kể là:

+ Về việc gia hạn visa: Chỉ du học sinh theo học tại các sở giáo dục đào tạo được công nhận bởi Home Office trực thuộc các trường đại học, hoặc các khoá học liên thông đại học mới được gia hạn Visa tại Anh.

+ Thời gian học: Thời gian tối đa được học tại nước Anh cho các đối tượng này là 2 năm thay vì 3 năm như trước đây.

+ Thời gian đi làm thêm:  Du học sinh sẽ không được đi làm thêm 10-20h/ tuần như trước đây, riêng người có visa phụ thuộc Visa Tier 4 thì được đi làm nhưng công việc đòi hỏi có kỹ năng, tay nghề,…

+ Giới hạn quyền bảo trợ visa của các trường Cao đẳng công lập: Các trường này chỉ có quyền bảo trợ visa diện Tier 4 General Student. Các sinh viên dưới 18 tuổi xin học tại các trường này sẽ không được xin visa diện Tier 4 Child Student nữa.

3/ Những điều chỉnh cụ thể để xin VISA du học Anh là:

 Những điều chỉnh cụ thể xin Visa du học Anh

 + Chứng chỉ tiếng Anh: Những du học sinh trình độ từ bậc cử nhân trở lên (NQF level 06 trở lên), khi đăng ký các khóa học chính thì vẫn có thể sử dụng IELTS Academic như bình thường. Còn lại (dự bị đại học, học tiếng…) sẽ sử dụng IELTS UKVI dựa theo điều kiện xét tuyển của từng trường

+ Thẻ cư trú: Đây là một quy định mới được thêm vào song song với việc cấp VISA trong hộ chiếu để tránh tình trạng mất VISA sau khi mất hộ chiếu. Cụ thể khi nhận VISA, các bạn sinh viên sẽ được cấp phép vào Anh trong vòng 30 ngày và khi các bạn đã đặt chân tới nước Anh, trong 10 ngày đầu tiên, các bạn buộc phải đến địa chỉ bưu điện đã được chỉ rõ trong thư cấp VISA của đại sứ quán để nhận thẻ cư trú này. Thẻ cư trú này sẽ có hiệu lực trong suốt thời gian học tập tại Anh.

+ Phí bảo hiểm y tế: Trước đây các du học sinh được tự động hưởng chế độ bảo hiểm như những công dân Anh mà không bị yêu cầu nộp thêm bất cứ các khoản phí nào. Tuy nhiên chính phủ Anh đã có những thay đổi và yêu cầu sinh viên quốc tế có sự đóng góp khi được hưởng những quyền lợi nhất định về mặt y tế khi học tập tại Anh. Trong đó, phí bảo hiểm y tế dành các bạn học khóa học chính trong 1 năm (không kèm khóa học tiếng Anh và dự bị) là $360

Lệ phí xét VISA cũng tăng lên thành $515 (trước đây là $503)

II/ Điểm giống và khác nhau trong chính sách visa các nước

 Điểm giống và khác nhau trong chính sách visa các nước

1/ Giống: Những điều kiện cơ bản để xin visa của các nước hầu hết là tương tự nhau

* Học tập:

+ Trong hồ sơ xét visa , ứng viên phải nêu rõ: Trình độ học vấn, kết quả học tập, khả năng tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác), năng khiếu,… của du học sinh. Kế hoạch học tập, lộ trình học tập tại nước du học sinh đăng ký nhập học

* Nhân thân:

+ Việc khai thông tin nhân thân là bắt buộc, thông thường học sinh dưới 18 tuổi phải có giám hộ (người thân hoặc được ủy quyền). Việc ứng viên có người thân ở nước ngoài có thể bất lợi nhưng cũng có thể là thuận lợi tùy vào mối quan hệ và tình trạng hiện tại. Trong trường hợp, ứng viên khai báo không trung thực, bị đại sứ quán phát hiện, khả năng trượt visa rất cao thậm chí bị cấm xin thị thực của nước đó trong nhiều năm. Nhưng thông tin cần khai gồm có:

+ Thông tin về bản thân học sinh, về gia đình trực hệ bao gồm Ba, Mẹ, Vợ/Chồng, Con cái, Anh Chị Em của đương đơn

+ Thông tin về thân nhân ở nước ngoài (gồm Ông, Bà, Ba, Mẹ, Vợ/Chồng, Cô, Dì, Chú, Bác, Con, Cháu,…)

+ Thông tin về người bảo trợ, giám hộ (nếu có), đặc biệt là học sinh dưới 18 tuổi

* May mắn:

+ Việc đánh giá hồ sơ Visa của ứng viên thông thường phụ thuộc phần lớn vào viên chức thụ lý hồ sơ của lãnh sự (đại sứ quán). Vì thế, dù có nhiều quy định của mỗi loại Visa để tham chiếu, quyết định của viên chức thụ lý hồ sơ vẫn ít nhiều phụ thuộc vào cảm tính. Cho nên, ứng viên sẽ đạt Visa nếu hồ sơ may mắn “thuyết phục” được họ

2/ Khác: tuỳ thuộc vào chính sách ưu đãi và quy định của chính phủ mỗi nước mà chính sách visa cho du học sinh Việt Nam có những sự khác biệt cơ bản sau:

* Tài chính:

+ Đa phần các nước đều yêu cầu ứng viên phải chứng mình được khả năng tài chính của mình có thể chi trả học phí và chi phí sinh hoạt tại nước du học. Có nhiều cách để chứng mình tài chính như: Tài khoản ngân hàng, thu nhập, tiết kiệm, tài sản, các khoản đầu tư, kinh doanh,…Lương, thu nhập của bố, mẹ hoặc người giám hộ.

+ Tuy nhiên một số chương trình visa lại không yêu cầu điều này ví dụ như Canada express study của Canada, theo đó ứng viên không cần chứng minh tài chính và visa có sau 3-11 ngày hay Thuỵ Sĩ, Singapore, Đài Loan… là một số quốc gia không yêu cầu chứng minh tài chính đối với du học sinh Việt Nam

* Trình độ ngoại ngữ:

 Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cho mỗi ứng viên ở mỗi quốc gia là khác nhau. Một số nước có quy định vô cùng thuật lợi cho du học sinh trong khi số khác lại rất ngặt ngèo. Tiêu biểu như:

 + Anh Quốc: Bắt buộc phải có Ielts tối thiểu 4.5 nếu du học sinh đi học ĐH và Thạc sĩ

 + Đức:

Đối với du học sinh đăng ký chương trình đại học: Đỗ đại học tại VN trong danh sách trường được Đức công nhận.

Bắt buộc chứng chỉ tiếng Đức B1-B2

Bắt buộc thi chứng chỉ AS

Phỏng vấn tại APS ĐSQ trước khi xin visa

Sau khi sang: Học dự bị ĐH 1 năm và thi ĐH như tại Việt Nam (các môn Toán, Anh văn, lịch sử, văn học tùy từng khối)

Nếu thị trượt phải về nước

Đối với du học sinh đăng ký chương trình thạc sỹ: Chương trình dạy bằng tiếng Đức tương tự. Chương trình dạy bằng tiếng Anh IElts tối thiểu 6.5 và học lực 7.5.

 + Phần Lan: Thi tuyển ngay tại VN hàng năm và có giới hạn số du học sinh.

 + Hà Lan: Bắt buộc phải có Ielts để đi.

 + Khối Bắc Âu (Na uy, Đan Mạch, Thụy Điển, v.v…): Bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh ielts. Ngoài ra phải học thêm tiếng Đức hoặc ngôn ngữ tùy từng nước (Áo phải học tiếng Đức). Sau khi sang phải thi bậc ĐH; nếu không học trường tư thục học phí cao tầm 10,000E/năm.

 + Tây Ban Nha: Dễ bậc nhất Châu ÂU; Không cần chứng chỉ Tiếng Anh lẫn tiếng TBN. Chứng minh tài chính đơn giản; không yêu cầu sổ tiêt kiệm gửi bao lâu. Không qui định GPA bao nhiêu để đi được. Không phải đỗ đại học tại Việt Nam.

3/ Thủ tục và giấy tờ cần thiết khi xin visa du học Anh

 Những điều cần biết về Visa Anh quốc

 Hồ sơ xin thị thực du học anh gồm các loại giấy tờ sau:

+ Hộ chiếu hiện tại của bạn

+ Thư hỗ trợ xin visa được cấp bởi trường mà bạn đăng ký học. Việc này đem lại cho ứng viên 30 điểm trên tổng số 40 điểm cần thiết để được xét duyệt cấp visa. Trường ứng viên theo học học phải thuộc Danh sách các trường đã đăng ký cấp phép với Cục Biên Giới Anh.

+ Chứng minh tài chính. Hoàn thành bước này ứng viên đã đạt đủ 10 điểm cần thiết còn lại để được xét duyệt visa

+ Bằng chứng về các bằng cấp của bạn mà dựa vào đó trường xem xét để chấp nhận bạn vào khóa học.

+ Chứng chỉ IELTS (tổi thiểu 4.5 hoặc 5.0 tùy trường)

+ Các giấy tờ khác có liên quan về tài chính

* Lưu ý:

– Ứng viên trên 16 tuổi mới đủ tiêu chuẩn xin Visa sinh viên thông thường (General Student Visa)

– Đảm bảo những tài liệu mà ứng viên gửi kèm với hồ sơ xin visa là bản gốc, kèm theo bản dịch tiếng Anh công chứng. Có nghĩa là các bản copy bằng tiếng việt không được chấp nhận. Ứng viên có thể bị cấm nộp hồ sơ xin visa vào Anh trong 10 năm nếu cung cấp những thông tin không trung thực

* Giấy tờ gốc

Ứng viên cần phải cung cấp giấy tờ gốc cùng với bản sao của mỗi loại giấy tờ này. Ứng viên sẽ bị từ chối hồ sơ nếu chỉ cung cấp bản photo.

* Bản dịch các giấy tờ

Tất cả các giấy tờ không phải tiếng anh đều phải cung cấp bản dịch công chứng. Tất cả các bản dịch này cần được nộp kèm bản gốc để đối chiếu. Bản dịch các giấy tờ cần ghi rõ chi tiết của người dịch và xác nhận về độ chính xác của bản dịch. Bản dịch cũng cần đề ngày và có chữ ký của người dịch

* Ảnh chụp

1 ảnh mới nhất (chụp không quá 6 tháng). Ảnh phải được chụp màu và có những điều kiện sau:

+ Ảnh nền trắng

+ Chất lượng chụp tốt

+ In trên giấy ảnh

+ Cỡ ảnh 45mm x 35mm

+ Không che mặt, không đeo kính mát, không trùm khăn trên đầu trừ khi là lý do tôn giáo hay chữa bệnh. Người chụp nên giữ trạng thái bình thường ( không cười khoe răng, cau mày hay rướn mày), ngồi thẳng người và giữ đầu thẳng.

Công Ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục Và Đào Tạo
Nhật Anh - AVI


VĂN PHÒNG: HÀ NỘI
Tầng 1, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

VĂN PHÒNG: HỒ CHÍ MINH
VP 1: Số 63, Đường T6, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

VĂN PHÒNG: BẮC NINH
Số 11 Vũ Giới, P. Suối Hoa, TP. Bắc Ninh


(+84) 772.660.128 | 097.11.99.555
info@nhatanh.vn
https://avi.edu.vn/

Đăng ký nhận thông tin

Chuyên mục: Tin du học Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *