Tiếp nối bài “Tổng hợp câu hỏi thường gặp phỏng vấn visa anh”. Nhật Anh – AVI Chia sẻ tới quý bạn đọc đã, đang, sẽ, thậm chí là muốn du học vương quốc Anh.
>> Tổng hợp câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn VISA Anh quốc(P1)
Để đạt được sự tin tưởng của nhân viên Lãnh sự, Đại sứ, Cục Biên giới và Cục di trú Anh, hãy trả lời câu hỏi đầy đủ và chi tiết như: Bởi chất lượng giảng dạy của các trường Đại học tại Anh thừa hưởng từ nền giáo dục chất lượng, chuyên ngành bạn lựa chọn chỉ được đào tạo tại Anh hay là một ngành thế mạnh tại Anh … hơn là nói về lý do bạn yêu thích xứ sở xương mù và muốn học tập, sinh sống tại đó. Bạn nên nhấn mạnh đến hệ thống đào tạo chất lượng ở Anh và xếp hạng của nó trên thế giới. Nếu chuyên ngành học của bạn không đào tạo ở Việt nam thì bạn nên trình bày rõ ràng. Còn nếu trong nước có đào tạo chuyên ngành đó, hãy nhấn mạnh đến sự khác biệt về chất lượng giáo dục và cấu trúc khóa học ở Việt Nam và Anh. Cần nhất là bạn phải thuyết phục người phỏng vấn rằng khóa học ở Anh sẽ giúp bạn nắm chắc hơn về chuyên môn. Nếu có thể dẫn ra những nghiên cứu về ngành học của bạn thì càng tốt.
Hãy kể chi tiết những hiểu biết về trường, về địa chỉ, quy mô cũng như thế mạnh trong các ngành đào tạo. Bạn phải thể hiện cho người phỏng vấn thấy quyết tâm theo học ngôi trường này của bạn. Hãy đề cập đến tính yêu của bạn với ngôi trường với ngành học.
Để chuẩn bị cho câu hỏi này, Bạn nên vào website của trường mà bạn chọn, note thông tin lại, đặc biệt là những thông tin về xếp hạng của trường trên thế giới, các cơ sở nghiên cứu, thông tin giảng viên,… và trình bày những thông của bạn về trường sau quá trình tìm hiểu(có tiện ích gì cho sinh viên theo học, cơ sở vật chất, chế độ học bổng,…)
Đối với những câu hỏi này, bạn nên trả lời chi tiết nhưng cần tập trung vào trọng tâm với những lý do hợp lý với các câu trả lời trước đó. Bạn cũng cần phải nắm bắt rõ các thông tin của trường, thông tin xếp hạng của trường trên bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới…
Nếu bạn đã trả lời đầy đủ các thông tin trên mà vẫn gặp phải câu hỏi này thì hãy kể về địa điểm bạn thích nhất của trường ví dụ như thư viện, sân thể thao hay cơ sở vật chất đặc biệt. Thông thường người phỏng vấn sẽ không hỏi thêm câu hỏi này sau khi đã trả lời câu 4 và 5
Nên nói thêm về sự thuận lợi của kỳ nhập học như về thời tiết, số lượng sinh viên hay những lý do khác thuận tiện hơn những kỳ nhập học còn lại trong năm.
Câu hỏi này khá quan trọng trong việc đánh giá bạn, hãy nêu những đặc trưng cơ bản của ngành học, những môn học chính và cả triển vọng trong việc làm sau này. Bạn nên tìm kiểu kỹ cấu trúc ngành học , khoá học trên website của trường và nghi nhớ những thành tựu của trường trong đào tạo ngành học đó.
Bạn nên trình bày con đường theo đuổi của tương lai sau khi hoàn thành khóa học tại vương quốc Anh. Hãy chuẩn bị câu trả lời thật tốt và làm nổi bật các vấn đề như: lý do khiến bạn lại quan tâm đến ngành này? (đam mê, sở thích,…), bạn sẽ làm gì với lượng kiến thức học được ở Anh?, nếu không liên quan đến ngành học trước thì tại sao bạn lại quyết định chuyển ngành?,…
Cho dù bạn chọn ngành nào, hãy nói cho người phỏng vấn biết quá trình bạn tìm hiểu ngành học, những thông tin về ngành học tại trường bạn đã chọn… để chứng minh với người phỏng vấn, nhu cầu xin visa du học của bạn là vì mục đích du học thật sự.
Câu hỏi này, bạn nên trả lời một cách rõ ràng và nhớ nhấn mạnh ngành học này có vị thế như thế nào ở Việt Nam ở tương lai.
“Tôi tin rằng với nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh của Việt Nam trong thời buổi hội nhập (có thể đưa ra số liệu phát triển cụ thể), cơ hội sẽ mở rộng cho tôi phát triển công ty mình làm việc hay công ty do chính tôi thành lập. Những kiến thức tôi học được ở Anh chính là nền tảng giúp tôi thành lập và mở rộng công ty và có thể trong tương lai sẽ giúp tôi liên kết với các công ty lớn nhỏ khác ở Anh hoặc các nước khác”.
Hãy đảm bảo nêu cả những khoản phí phụ thu của khoá học, điều này sẽ chứng minh bạn có hiểu biết kỹ càng về khoá học và về kinh phí dự trù cho du học.
Lãnh sự muốn kiểm tra và xác minh nguồn tài trợ của bạn. Do đó, bạn nên cung cấp thông tin khớp với những gì bạn đã nêu trong hồ sơ. Nếu có giấy tờ chứng minh tài chính thì bạn nên mang cùng khi phỏng vấn. Nếu bạn đạt được học bổng thì nên xin giấy xác nhận mức học bổng từ tổ chức đó để chứng minh cho người phỏng vấn. Còn nếu bạn du học tự túc, bạn hãy trình bày rõ chức vụ của ba (mẹ) trong cơ quan làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…
Khi làm hồ sơ xin visa du học Anh, công ty tư vấn và phía đại diện của trường, chắc bạn cũng biết được thông tin & kế hoạch cụ thể về nơi ở của mình lúc mới sang. Do đó, chỉ cần trả lời trung thực với người phỏng vấn là bạn đã đặt chỗ ở tại Kí túc xá của trường, hay thuê phòng cùng bạn, hoặc đã người nhà gần trường, chỗ ở homestay…
Đây là câu hỏi nhằm thăm dò khả năng bạn có ở lại định cư và tìm việc làm tại Anh hay không. Hãy trung thực và cụ thể một chút, để chứng minh với người phỏng vấn mục đính chính là sang vương quốc Anh để du học, và tốt nhất hãy trả lời rằng bạn mong muốn phát triển tại Anh nếu có cơ hội nhưng vẫn ưu tiên về nước khi tốt nghiệp, hoặc sau một vài năm làm việc tại nước ngoài.
Nếu đã đi làm hãy kể thành tích công việc mà bạn tự hào nhất. Nếu đang đi học hãy kể về những bài nghiên cứu ở trường hoặc kể về việc làm thêm về thu nhập của bạn. Tất cả sẽ đánh giá năng lực thích nghi của bạn tại Anh.
Không nên khẳng định mình không có điểm yếu mà nên khéo léo kể những điểm yếu không liên quan lắm đến vấn đề học tập và sinh sống tại anh ví dụ như bạn có thể nói rằng mình khá đoảng trong việc sắp xếp công việc nên lúc nào cũng sử dụng một cuốn sổ nhỏ để nghi nhớ từng và lên thời gian biểu…
Ngay cả khi bạn cho rằng mình không có điểm mạnh nào hãy cũng cố gắng kể về sự kiên trì của mình đối với cơ hội du học lần này, về việc mình yêu thích nước Anh ra sao và trường như thế nào. Hãy nói về cả những khó khăn bạn đã phải vượt qua để đi du học.
Bạn nên tự tin khẳng định rằng mình đủ tư cách để nhận được visa vì trình độ chuyên môn, hoạt động ngoại khoá, tài chính cá nhân và đam mê của bạn...
Không nên cho rằng mình không có câu hỏi nào cũng đừng hỏi những câu mang tính chất luật lệ vì bạn phải tìm hiểu trước về luật này. Hãy hỏi người phỏng vấn những thông tin liên quan đến lần phỏng vấn này như: tỷ lệ đỗ Visa là bao nhiêu? Đại sứ quán có giới hạn số lượng visa hay không…
Thông qua câu hỏi này người phỏng vấn muốn xá định lại thông tin về tình hình tài chính và tài sản trong hồ sơ visa của bạn có đúng hay không. Ứng viên cần phải trả lời khớp với hồ sơ.
Trong trường hợp thu nhập hàng tháng của bố mẹ không được cao , bạn hãy tập trung nói về những khoản thu ngoài, những khoản đầu tư, tài sản, tiền tiết kiệm. Cần phải chứng minh cho người phỏng vấn thấy gia đình bạn đủ năng lực tài chính để lo cho bạn đi du học.
Người chi trả chi phí là bố mẹ thì tốt nhất, nếu là người giám hộ hay người thân bạn phải chứng minh được tài khoản thực sự đứng tên bạn, quan hệ của bạn với người chi trả và bạn và gia đình đã chuẩn bị tài chính như thế nào.
Ví dụ như tiền tiết kiệm có sẵn, tài sản giá trị như bất động sản. Hãy chứng minh cho người phỏng vấn thấy tiền chuẩn bị cho du học đã nằm trong tài khoản của bản thân bạn và sẽ không bị rút ra trước khi bạn sang Anh du học.
Nếu ngoài khoản chứng minh tài chính cho bạn, bố mẹ bạn còn những khoản khác hãy nêu ra, cần thiết nêu cả nguồn gốc của số tiền đó. Nếu không có hãy kể về những tài sản khác để đảm bảo khả năng tài chính của gia đình.
Để trả lời câu hỏi này hãy tìm hiểu kỹ mức sống, mức chi phí học tập tại trường học và thành phố bạn sẽ sống và trả lời dư ra. Đại sứ quán không hề muốn một cá nhân muốn kiếm tiền trên đất nước họ trang trải cho bản thân, đừng nói về mong muốn làm việc bán thời gian.
+ Bố mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?
Chú ý đến mức đãi ngộ của bố mẹ bạn, Người phỏng vấn muốn biết để đối chiếu với mức thu nhập mà bạn đề cập trước đó.
+ Bố mẹ bạn đã làm cho công ty này bao lâu rồi?
kể về sự thăng tiến trong công việc của bố mẹ bạn, về tiềm năng trong tương lai nữa.
+ Bạn có biết nơi bố mẹ bạn làm việc hay không? Địa chỉ là gì?
Mục đích của câu hỏi này chỉ là làm tăng tính chân thực cho những câu trả lời trước đó. Hãy giải thích tại sao bạn biết những thông tin đó, qua ai? Có thực sự kiểm chứng chưa?
+ Công ty của bố mẹ bạn làm gì?
Hãy trả lời thật chung chung về ngành nghề của công ty đó
+ Hãy cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của bố mẹ bạn!
Giấy phép kinh doanh được đính kèm trong hồ sơ, hãy chỉ cho người phỏng vấn thấy tính xác thực của nó qua con dấu, ngày đăng ký…
+ Có bao nhiêu nhân viên trong cơ sở kinh doanh của bố mẹ bạn?
+ Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?
+ Bố mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?
Chú ý trả lời các câu hỏi trên khớp với giấy đăng ký kinh doanh, đừng để người phỏng vấn cho rằng các giấy tờ bạn đưa ra là giả.
+ Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!
+ Căn nhà này có thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn không?
Hãy kể qua về căn nhà, cơ sở vật chất bên trong. Từ đâu bố mẹ bạn có được căn nhà này? Trong nhà có bao nhiêu phòng, có ở vị trí thuận lợi nhiều người có nhu cầu thuê hay không…
+ Căn nhà này cho thuê được bao lâu rồi? Mổi tháng bố mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?
kể thêm cả các dịch vụ mang đến thu nhập ngoài tiền thuê nhà như dịch vụ giặt là, trông xe…
Đây là một trong những câu hỏi hay được gặp nhất trong các vòng phỏng vấn, do vậy bạn hãy trả lời thật cẩn thận về các vấn đề liên quan. Người phỏng vấn muốn biết rằng liệu bạn có sẵn sàng quay trở về Việt Nam sau khi học xong hay không! Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin chính sách nhập cư của Anh và trình bày thật cẩn thận và rõ ràng khi gặp câu hỏi đó. Nếu muốn ở lại Anh, hãy nêu ra những điều kiện mà bạn đáp ứng đầy đủ theo chính sách nhập cư. Nếu không, bạn có thể trình bày về kế hoạch trở về nước của mình.
Phỏng vấn viên sẽ muốn biết kế hoạch trong tương lai của bạn, sâu xa hơn là muốn kiểm tra xem liệu bạn có nghiêm túc với ngành học mà mình theo đuổi hay không. Bạn nên thể hiện rõ điều này
“Sau khi học xong ngành kinh tế, tôi có ý định rằng sẽ trở về nước, xin vào làm ở một công ty có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong lĩnh vực này và mong muốn được học hỏi kỹ năng thực tế. Tôi muốn mở một công ty riêng nên sẽ tích lũy vốn và kinh nghiệm. Hiện tôi đang tính đến làm việc tại công ty A…”
Câu hỏi này chắc chắn sẽ được chuyên viên phỏng vấn bạn. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về chính sách nhập cư của vương quốc Anh và trình bày thật cẩn thận về ý định mong muốn ở lại nếu sau khi ra trường, bạn đáp ứng được các điều kiện cũng như chính sách nhập cư yêu cầu. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên trình bày kế hoạch chuẩn bị tìm kiếm công việc ở Việt Nam sau khi bạn ra trường.
Hãy thể hiện tính kiên định của bạn, nếu bên trên bạn đã nói sẽ về nước vậy phải khẳng định rằng dù cám dỗ ra sao bạn vẫn sẽ trở về.
Nếu trước đó bạn đề cập đến việc sẽ quay trở về Việt Nam làm việc thì câu trả lời nên đưa ra con số theo Việt Nam đồng. Hãy đưa ra một con số sát thực tế, không nên nói quá cao và không nên nói quá thấp. Hãy nghiên cứu mức lương của ngành đó hiện tại ở Việt Nam, mức lương của một số du học sinh về nước và tham khảo số tiền mà cựu học sinh trường đại học đó kiếm được và đưa ra con số chính xác và thông minh.
Hãy nêu lại những điều mà bạn đang sở hữu như bạn yêu quý nước Anh, niềm đam mê với trường ngành học, đủ khả năng tài chính…
Hãy hỏi về lý do bị từ chối và cố gắng thuyết phục họ lý do đó bị sai, còn nếu không thể hãy cứ thể hiện rằng bạn nhất định muốn đi du học và sẽ tiếp tục đăng ký xét lại visa…
Nên làm quen lấy một người trước khi tham gia phỏng vấn, người mà có thể hướng dẫn bạn những điều cơ bản khi sang Anh. Hãy kể về sanh tính, tình hình hiện nay cũng như hoàn cảnh hai bạn quen nhau.
4. Theo bạn nghĩ thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn gì khi sang Anh?
Nên tìm hiểu kỹ những khó khăn chung của du học sinh tại Anh, kể cho họ bạn đã chuẩn bị gì khi đối mặt với những khó khăn đó. Ví dụ như sự khác biệt văn hoá, hãy kể về những điều bạn tìm hiểu được về ẩm thực chẳng hạn.
Đầu tiên hãy khẳng định rằng tình hình tài chính của gia đình bạn cực kỳ vững, và kể về tài khoản cá nhân của bạn dùng để chi tiêu tại Anh có thể giúp bạn chi trả trong thời gian bao lâu.
Đăng ký nhận thông tin học bổng miễn phí tại đây:
Để biết thêm thông tin, các bạn vui lòng liên hệ văn phòng tuyển sinh của Công ty Tư vấn GD & ĐT Nhật Anh - AVI theo địa chỉ:
- Tại văn phòng Hà Nội: Tầng 26 Mipec Tower, 229 Tây Sơn, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Tel: (04) 3868.9282 Hotline: 097 11 99 555. Email: info@nhatanh.vn.
- Tại Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 130E Trần Huy Liệu, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP HCM.
Tel: (08) 6298.8882; Hotline: 0907 279 079. Email: hcm@nhatanh.vn.
Website: www.avi.edu.vn / www.nhatanh.vn;
Được viết bởi:
Số Lượt Xem
628
CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHẬT ANH - AVI
VĂN PHÒNG: HÀ NỘI
Add: Tầng 26 Mipec Tower, 229 Tây Sơn, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
Tel: (+84)24. 3868. 9282 | Hotline: 097 11 99 555
Email: info@nhatanh.vn | Website: www.avi.edu.vn
VĂN PHÒNG: HỒ CHÍ MINH
Add: 130E Trần Huy Liệu - P.15 - Q. Phú Nhuận - TP HCM
Tel: (+84)28. 6298. 8882 | Hotline: 0907. 279. 079
Email: hcm@nhatanh.vn | Website: www.avi.edu.vn